BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÂY HỌ BẦU, BÍ (Phần I)

BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÂY HỌ BẦU, BÍ (Phần I)

BỆNH HẠI NHÓM BẦU BÍ

Nhóm cây bầu bí (kh qua, dưa leo, dưa hu, bí xanh, bí đ…) thường gặp những bệnh gì?

Các phòng ngừa và khắc phục bệnh như thế nào?

Dưới đây, Vino xin giải đáp một số thắc mắc trên, mong rằng sẽ thông tin cần thiết và kịp thời đến bà con nông dân.

Một số bệnh gặp trên nhóm cây bầu bí, nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp phòng bệnh

  1. Bệnh thối lở cổ rễ (Rhizoctonia solani)
  • Nguyên nhân gây bệnh: do nấm Rhizoctonia solani gây ra.
  • Biểu hiện bệnh, khả năng gây hại:

+ Rễ bị thối nhũng, cây dễ ngã, lá non vẫn xanh.

+ Nấm chỉ gây hại ở giai đoạn cây con đến khi có 1–2 lá thật, bệnh còn làm thối đít trái.

+ Nấm xâm nhập vào cổ rễ cây con chỗ giáp mặt đất, cổ rễ bị thối nhũn, cây con dễ ngã gục ngang mặt đất, lá non vẫn xanh. Cây đậu vẫn còn tươi, sau đó cây bị héo chết. Vào những ngày có ẩm độ cao những cây bị gãy gục, xung quanh gốc có tơ nấm màu trắng trên mặt đất.

+ Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, thường gây thiệt hại nặng cho cây con, thường xảy ra trong khu đất cũ đã phát bệnh và ẩm độ cao. Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển là 25-30oC.

  • Biện pháp phòng ngừa

+ Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây trồng vụ trước.

+ Nhổ bỏ những cây bị bệnh và đốt.

+ Cày bừa kỹ để đất thoáng, không đọng nước.

+ Chọn nơi trồng cao ráo, thoáng, dễ thoát nước,

+ Không dùng nước tưới từ mương lục bình.

+ Đốt rơm rạ trước khi trồng dưa.

+ Một số thuốc BVTT: Validacin, Bonaza,…; thuốc đặc hiệu như Amistar 250SC với các hoạt chất Hexaconazole, Difenoconazole,…

  1. Bệnh Đốm phấn (Pseudoperonospora cubensis)
  • Nguyên nhân gây bệnh : Bệnh phát sinh, lây lan nhanh khi gặp điều kiện ẩm độ không khí cao. Bệnh xuất hiện quanh năm trên ruộng dưa, nhưng nặng nhất là trong mùa mưa và gây hại nặng giai đoạn cây trổ hoa đến mang trái.
  • Biểu hiện, khả năng gây hại:

+ Bệnh hại chủ yếu trên lá. Đốm bệnh lúc đầu nhỏ, màu xanh nhạt sau đó chuyển sang màu vàng. Đốm bệnh có hình gốc cạnh. Khi gặp ẩm độ cao, ngay vết bệnh ở mặt dưới của lá có xuất hiện một lớp phấn màu tím đỏ, đây là bào tử của nấm bệnh. Các vết bệnh liên kết lại thành những vùng màu nâu nhạt.

+ Cây bị bệnh nặng cho năng suất và chất lượng trái kém, có thể cây bị chết.

-   Biện pháp phòng ngừa

+ Sử dụng giống kháng bệnh, ít nhiễm bệnh,

+ Không trồng liên tục cây cùng họ bầu bí.

+ Luống trồng thoát nước tốt; dùng màng phủ nông nghiệp.

+ Tránh đất bắn vào các lá gốc bằng cách ngắt bỏ bớt các lá gốc, lá bệnh,

+ Vệ sinh ruộng trồng, tiêu hủy các cây lá bị bệnh, dọn sạch tàn dư sau mỗi vụ trồng.

+ Phòng trị bằng Revus Opti 440SC hoặc các sản phẩm có hoạt chất Azoxystrobin...

Tin khác