Phân Bón Hữu Cơ Và Lợi Ích Đối Với Nền Nông Nghiệp

Phân Bón Hữu Cơ Và Lợi Ích Đối Với Nền Nông Nghiệp

1. Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp hình thành từ phân người, phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp. Phân bón giúp tăng thêm độ màu mỡ, độ tơi xốp cho đất bằng cách cung cấp thêm các chất hữu cơ, chất mùn và bổ dưỡng.

Phân bón hữu cơ chia thành 4 loại:

Phân hữu cơ truyền thống: Được tạo ra từ nguồn nguyên liệu và cách xử lý truyền thống. Nguyên liệu là chất thải của vật nuôi, phế phẩm trong nông nghiệp, phân xanh (bèo hoa dâu, thân cây họ đậu...) được ủ hoai mục.

Phân hữu cơ sinh học: Có nguồn nguyên liệu hữu cơ được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp với sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật.

Phân hữu cơ vi sinh: Có nguồn nguyên liệu và quy trình công nghiệp như phân hữu cơ sinh học nhưng có một hoặc nhiều chủng vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất.

Phân hữu cơ khoáng: Là phân hữu cơ sinh học được trộn thêm phân vô cơ. Thành phần chất hữu cơ trong phân hữu cơ phải đạt 22% trở lên, trong phân hữu cơ khoáng phải đạt 15% trở lên.

Vai trò của chất hữu cơ trong đất:

Có thể nói chất hữu cơ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả quá trình xảy ra trong đất và liên quan chặt chẽ tới tính chất lý, hoá và sinh học của đất, thể hiện ở những điểm sau:

 - Ðối với quá trình hình thành và tính chất đất.

+ Với lý tính đất: Chất hữu cơ có tác dụng cải thiện trạng thái kết cấu đất, các keo mùn gắn các hạt đất với nhau tạo thành những hạt kết tốt, bền vững. Phân hữu cơ có tác dụng làm đất thông thoáng tránh sự tạo váng, tránh sự xói mòn. Cải thiện lý, hóa và sinh học đất, làm đất tơi xốp, thoáng khí, ổn định pH, giữ ẩm cho đất, tăng khả năng chống hạn cho cây trồng…. Tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật hoạt động trong đất, giúp bộ rễ và cây trồng phát triển tốt. Góp phần đẩy mạnh quá trình phân giải các hợp chất vô cơ, hữu cơ thành nguồn dinh dưỡng dễ tiêu N, P, K, trung, vi lượng … để cây trồng hấp thụ qua đó giảm thiểu các tổn thất do bay hơi, rửa trôi gây ra.

+ Với hoá tính đất: Chất hữu cơ xúc tiến các phản ứng hoá học, cải thiện điều kiện oxy hoá, gắn liền với sự di động và kết tủa của các nguyên tố vô cơ trong đất. Chất hữu cơ làm tăng khả năng hấp phụ của đất, giữ được các chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng tính đệm của đất.

+ Với đặc tính sinh học đất: Trong quá trình phân giải, phân hữu cơ cung cấp thêm thức ăn cho vi sinh vật, khoáng và hữu cơ nên khi vùi phân hữu cơ vào đất tập đoàn vi sinh vật trong đất phát triển nhanh, giun đất cũng phát triển mạnh.

- Chất hữu cơ và mùn là kho thức ăn cho cây trồng và vi sinh vật.

+ Chất hữu cơ đất (kể cả các chất mùn và ngoài mùn) đều chứa một lượng khá lớn các nguyên tố dinh dưỡng: N, P, K, S, Ca, Mg và các nguyên tố vi lượng, trong đó đặc biệt là N. Những nguyên tố này được giữ một thời gian dài trong các hợp chất hữu cơ, vì vậy chất hữu cơ đất vừa cung cấp thức ăn thường xuyên vừa là kho dự trữ dinh dưỡng lâu dài của cây trồng cũng như vi sinh vật đất.

+ Chất hữu cơ còn là nguồn lớn cung cấp CO2 cho thực vật quang hợp.

+ Chất hữu cơ đất chứa một số chất có hoạt tính sinh học (chất sinh trưởng tự nhiên, men, vitamin...) kích thích sự phát sinh và phát triển của bộ rễ, làm nâng cao tính thẩm thấu của màng tế bào, huy động dinh dưỡng...

- Chất hữu cơ đất có tác dụng duy trì bảo vệ đất.

+ Chất hữu cơ chứa các hợp chất kháng sinh cho thực vật chống lại sự phát sinh sâu bệnh và là môi trường rất tốt làm tăng hoạt tính của hầu hết vi sinh vật đất.

+ Tăng cường sự phân giải của vi sinh vật hoặc xúc tác cho sự phân giải các thuốc bảo vệ thực vật trong đất.

+ Cố định các chất gây ô nhiễm trong đất, làm giảm mức độ dễ tiêu của các chất độc cho thực vật.

2. Thực trạng của đất nông nghiệp Việt Nam

Độ phì nhiêu của đất Việt Nam có biểu hiện rõ ràng nhất là hiện tượng giảm sút hàm lượng hữu cơ trong đất cùng với sự mất mát nhanh chóng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng ở dạng vô cơ. Có hai nhóm yếu tố cùng tác động: yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người. Những năm cuối thập kỷ 50 rất nhiều loại đất có hàm lượng hữu cơ vượt quá 2-3% là phổ biến thì nay đã hiếm thấy, trừ những đất dưới tán rừng. Ngay cả những loại đất thuần thục, vốn là “cái nôi của văn minh lúa nước” cũng chỉ còn trên dưới 1%.

3. Lợi ích của việc bón phân hữu cơ và xu hướng phát triển
Hiện nay trên thị trường có tất cả 9001 loại phân bón có trong danh mục, trong đó có 2408 loại phân hữu cơ chế biến, gồm: phân  hữu cơ khoáng 997 loại, phân hữu cơ + hữu cơ sinh học 737 loại, phân hữu cơ vi sinh 535 loại và phân hữu cơ sinh vật 139 loại.
Trong đó có dòng phân hữu cơ của công ty cổ phần Vino đang được phân phối và sử dụng như phân khoáng Minoru-Kun; phân sinh học Minori M2, Viko 1P....
 

Tin khác