SÂU VÀ BỆNH GÂY HẠI THƯỜNG GẶP Ở DƯA HẤU (PHẦN I)

SÂU VÀ BỆNH GÂY HẠI THƯỜNG GẶP Ở DƯA HẤU (PHẦN I)

Muốn có một mùa vụ bội thu, bà con nông dân cần phải biết cách “bắt bệnh” của cây để phòng ngừa ngăn chặn và kịp thời xử lý trước chúng.

Vino cung cấp thông tin dưới đây về sâu bệnh thường gặp ở dưa hấu phần nào giúp bà con nông dân có thêm công cụ hữu ích trong việc trồng và chăm sóc vườn dưa của mình.

PHẦN I: MỘT SỐ BỆNH GÂY HẠI Ở DƯA HẤU

  1. BỆNH ĐỐM LÁ, CHẢY NHỰA THÂN: Đây là bệnh khá quan trọng và thường gây ra hiện tượng ”chạy dây” nhất là trên dưa hấu. Nông dân thường gọi là bệnh ”bã trầu”.

                                                                                      

  1. Nguyên nhân và biểu hiện:
  • Nguyên nhân:

+ Nấm gây bệnh, phát triển thích hợp ở nhiệt độ 20 – 30oC, chết ở 55oC trong 10 phút, độ pH thích hợp 5,7 – 6,4.

+ Nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh, lây lan bằng bào tử. Thời tiết nóng và mưa nhiều thích hợp cho bệnh phát triển.

  • Biểu hiện bệnh:

+ Trên lá: vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu nâu nằm thành từng đám như bị phun cổ trầu lên lá, đốm bệnh không đều và lan rộng dần, lúc đầu là đốm úng nước, sau đó sẽ khô lại và có màu nâu nhạt. Bệnh thường xuất hiện từ bìa lá lan vào, theo những mảng hình vòng cung, trong đó có các vòng đồng tâm nâu sậm, sau đó, đốm có màu nâu đen với các vòng đen đồng tâm, lá bị cháy.

+ Trên thân: nhất là trên nhánh thân có hình bầu dục, màu xám trắng, kích thước khoảng 1 - 2 cm, đốm hơi lõm, làm khuyết một bên thân hay nhánh. Trên vùng bệnh, nhựa màu nâu đỏ ứa ra thành giọt, sau cùng đổi thành màu nâu đen và khô cứng lại. Nơi vùng bệnh, vỏ thân có thể bị nứt nẻ, trên đó cũng có mang nhiều quả thể nấm màu đen và nhỏ. Bệnh làm héo dây hay héo nhánh.

+ Trên trái: lúc đầu có những đốm nhũn nước, sau đó, đốm bệnh khô, có màu nâu và bị nứt nẻ.

  1. Biện pháp phòng ngừa và chữa trị:
  • Tiêu hủy cây bệnh và tàn dư cây trồng sau mỗi vụ thu hoạch.
  • Hạn chế tưới nước quá nhiều vào buổi chiều. Khi tưới nước cần chú ý không nên té nước lên thân, lá.
  • Thoát nước tốt cho ruộng dưa khi có mưa nhiều.
  • Hạn chế bón phân đạm khi dưa chớm bệnh.
  • Khi có dấu hiệu bệnh mới xuất hiện, phun thuốc đẫm lên thân, lá và gốc dưa. Phun lặp lại sau 5-7 ngày.
  • Có thể tham khảo một số thuốc: Phun thuốc Copper-B 75 WP, Benomyl 5
  1. Bệnh thán thư: bệnh thán thư phổ biến và gây hại nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất dưa hấu.
  1. Nguyên nhân và biểu hiện:
  • Nguyên nhân:

+ Bệnh phát triển mạnh khi thời tiết nóng, mưa nhiều, từ khi cây dưa đã lớn đến thu hoạch.

+ Thường các bộ phận trên mặt đất đều có thể bị bệnh và bệnh xuất hiện suốt trong thời gian sinh trưởng của cây, nhưng đặc biệt gây hại mạnh là giai đoạn hình thành trái.

+ Bệnh truyền qua tàn dư cây bệnh vụ trước và qua hạt giống truyền bệnh qua vụ sau.

  • Biểu hiện:

+ Trên lá, đốm bệnh xuất hiện bên dưới các lá già, lúc đầu là những điểm tròn màu vàng nhạt, dần biến màu nâu; ở giữa vết bệnh màu nâu đậm hơn và có các đường vòng đồng tâm. Trên vết bệnh có những thể nhỏ li ti màu đen, vết bệnh khô và làm rách lá.

+ Trên thân, vết bệnh hình tròn lõm màu vàng, sau trở thành màu đen, trên mặt vết lõm có lớp phấn dày màu hồng. Nếu trời khô, ở chỗ vết bệnh tạo thành các đường nứt, khi trời ẩm các mô bào cây bị thối.

+ Trên trái, vết bệnh có màu nâu đen, hình tròn, đường kính khoảng 2 đến 4mm, có vòng, khoang hơi lõm vào vỏ, xung quanh có đường viền vàng nâu, giữa vết bệnh nứt ra và sinh lớp phấn màu hồng (phân sinh bào tử).

  1. Biện pháp phòng ngừa, chữa trị:
  • Không để hạt giống từ những trái bị bệnh; xử lý hạt giống; thu dọn kỹ tàn dư cây bệnh trên đồng sau thu hoạch.
  • Tiêu hủy các bộ phận bị bệnh và khử vôi để tránh lây lan.
  • Cày sâu, luân canh cây trồng khác họ.
  • Tăng cường bón lân và kali, tránh bón thừa đạm.
  • Khi bệnh chớm xuất hiện, phun một trong các loại thuốc sau: Antracol 70WP, Plant 50WP, Mexyl-MZ72 WP, Map Green 10AS, Daconil 75WP.

C. BỆNH HÉO XANH:

  1. Nguyên nhân và biểu hiện bệnh
  • Nguyên nhân:

+ Do vi khuẩn nấm gây ra, rất phổ biến ở vùng nhiệt đới.

+ Vi khuẩn phát triển mạnh ở nhiệt độ 30-35oC. nguồn bệnh tồn tại rất lâu trong đất và củ bệnh.

  • Biểu hiện bệnh: Cây đang sinh trưởng bình thường thì đột ngột bị héo rũ trong khi các lá vẫn còn xanh. Ban ngày khi trời nắng cây héo, ban đêm cây xanh lại, sau 2- 3 ngày cây không hồi phục nữa và chết. Cắt ngang gốc thân cây bị bệnh, thấy các mạch dẫn bị nâu đen, ấn mạnh vào chỗ gần mặt cắt sẽ thấy chất dịch vi khuẩn màu trắng đục chảy ra.
  1. Biện pháp phòng ngừa
  • Giữ cho đất luôn ráo nước, tránh bị ngập úng trong mùa mưa.
  •  Xử lý đất thật kỹ trước khi trồng, lưu ý phòng trừ tuyến trùng gây hại rễ bằng các sản phẩm thuốc rãi như: TASODANT 12G, NOKAPH 10GR.
  • Nhổ bỏ và tiêu hủy các cây bị bệnh để tránh lây lan.
  • Phun ngừa bệnh bằng thuốc CHAMPION 77WP hoặc phun thuốc đặc trị vi khuẩn LOBO 8WP.
  1. BỆNH BƯỚU RỄ
  1. Biểu hiện bệnh: trên rễ xuất hiện các khối u bướu màu trắng hoặc vàng nhạt, kích thước và hình dạng không cố định tùy theo số lượng tuyến trùng nhiều hay ít. Rễ phát triển kém làm cây cằn cỗi, lá nhỏ, vàng và rụng, bị hại nặng cây có thể chết.
  2. Biện pháp phòng trị:
  • Luân canh với những cây trồng trồng khác họ.
  • Thu gom và tiêu hủy tàn dư thực vật của vụ trước.
  • Nhổ bỏ các cây bị bệnh nặng.
  • Sử dụng thuốc trừ tuyến trùng TASODANT 12G, NOKAPH 10GR.
  1. BỆNH ĐỐM PHẤN
  1. BIểu hiện:
  • Bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Ở mặt trên lá, đốm bệnh lúc đầu nhỏ, có màu xanh nhạt, sau đó biến dần sang màu vàng rồi màu nâu nhạt và thường bị giới hạn giữa các gân phụ của lá, nên đốm bệnh có dạng hình góc cạnh.
  • Trong điều kiện ẩm ướt, nấm tạo ra lớp phấn màu xám đậm hoặc tím đỏ ở mặt dưới lá nơi có vết bệnh. Lá bị vàng khi có nhiều đốm, các đốm này sẽ liên kết lại tạo thành những vùng cháy màu nâu nhạt và chổ bệnh dễ bị rách. Cây nhiễm nặng có thể chết và cho trái kém giá trị.
  • Trái ít bị tấn công, nhưng trái sẽ nhỏ và có vị nhạt.
  1. Biện pháp phòng trị:
  • Thu dọn tàn dư cây trồng đem tiêu hủy
  • Ngắt bỏ các lá bị bệnh
  • Phun ngừa bằng các loại thuốc sau: DITHANE M45 80WP, MANTHANE M46- 80WP, CHAMPION 77WP, SUPER ONE 300EC, JACK M9 72WP. . .

Vino cung cấp cho bà con giống DƯA HẤU LAI F1 VINO SUPER 606 với một số đặc tính nổi bật: cây sinh trưởng rất mạnh, khả năng kháng bệnh rất tốt, năng suất cao,… bà con có thể tham khảo thêm tại đây.

Tin khác