THÔNG BÁO TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 01 THÁNG 07 NĂM 2019

THÔNG BÁO TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 01 THÁNG 07 NĂM 2019

SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG

I. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO, THỰC HIỆN

1. Tình hình sinh vật gây hại cây trồng

1.1. Cây lúa

- Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 11.299 ha (tăng 7.217 ha so với kỳ trước, tăng 281 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ 517 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh phía Bắc và Duyên Hải Nam Trung bộ.

- Bệnh đạo ôn

+ Bệnh đạo ôn hại lá: Diện tích nhiễm 27.040 ha (giảm 1.358 ha so với kỳ trước, tăng 9.588 ha so với CKNT). Phân bố chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Duyên Hải nam Trung bộ và Tây Nguyên..

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 3.220 ha (tăng 955 ha so với kỳ trước, giảm 800 ha so với CKNT). Tập trung các tỉnh phía Nam.

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 4.755 ha (tăng 2.973 ha so với kỳ trước, tăng 3.307 ha so với CKNT). Phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Nam.

- Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 10.418 ha (tăng 2.274 ha so với kỳ trước, tăng 2.487 ha so với CKNT). Phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Nam.

- Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 9.164 ha (tăng 3.185 ha so với kỳ trước, tăng 3.574 ha so với CKNT). Phân bố tập trung tại các tỉnh phía Nam.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích 13.449 ha (tăng 256 ha so với kỳ trước, tăng 7.234 ha so với CKNT). Tập trung tại các tỉnh Bắc Trung bộ và Nam bộ.

- Chuột: Diện tích hại 5.588 ha (tăng 1.351 ha so với kỳ trước, tăng 3.230 ha so với CKNT). Phân bố nhiều ở các tỉnh phía Bắc Trung bộ và Nam bộ.

Kết quả giám định virus lùn sọc đen từ ngày 28/06-04/07/2019 tổng số mẫu lấy giám định 133 mẫu trong đó 03 mẫu lúa và 130 mẫu rầy, kết quả đều âm tính với virus lùn sọc đen.

1.2. Cây ngô: Sâu keo mùa thu nhiễm 13.738 ha (tăng 628 ha so với kỳ trước), diện tích nhiễm nặng 1.760 ha, mất trắng 1,4 ha. Tập trung tại  các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum, Bình Thuận...

1.2. Các loại rau, màu: Bệnh xoăn lá virus trên cây cà chua, bệnh sưng rễ, bọ nhảy, bệnh mốc sương, sâu tơ, bọ nhảy gây hại nhẹ đến trung bình.

1.3. Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn diện tích nhiễm 2.713 ha (giảm 169 ha so với kỳ trước, giảm 2.373 ha so với CKNT). Tập trung tại các tỉnh phía Nam.

1.4. Cây thanh long: Bệnh đốm nâu diện tích nhiễm 3.021  ha (tăng 412 ha so kỳ trước, tăng 2.107 ha so với CKNT). Tập trung tại các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

1.5. Cây ăn quả có múi: Bệnh Greening diện tích nhiễm 861 ha (giảm 104 ha so với kỳ trước, giảm 1.746 ha so với CKNT), nặng 49 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bình Phước, Nghệ An.

1.6. Cây dừa: Bọ cánh cứng hại diện tích 10.271 ha (giảm 177 ha so với kỳ trước, tăng 1.280 ha so với CKNT), nặng 856 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Cà Mau, Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Hậu Giang, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh…

1.7. Cây hồ tiêu

- Tuyến trùng rễ: Diện tích nhiễm 5.133 ha (giảm 84 ha so với kỳ trước, giảm  1.182 ha so với CKNT), nhiễm nặng 1.396 ha. Tập trung tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Phú Yên…

- Bệnh chết chậm: Diện tích nhiễm 4.644 ha (giảm 225 ha so với kỳ trước, giảm 2.271ha so với CKNT), nhiễm nặng 1.000 ha. Diện tích phòng trừ 371 ha. Tập trung tại các tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai, Kiên Giang, Bình Dương, Phú Yên, Khánh Hòa…

- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 1.706 ha (giảm 225 ha so với kỳ trước, giảm 729 ha so với CKNT), nhiễm nặng 630 ha. Tập trung tại các tỉnh Tây Nguyên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Yên, Lâm Đồng...

1.8. Cây cà phê                                                                               

- Bệnh khô cành: Diện tích nhiễm 8.988 ha (giảm 547 ha so với kỳ trước, giảm 1.225 ha so CKNT) phòng trừ 2.747 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai...

- Bệnh gỉ sắt: Diện tích nhiễm 7.663 ha (tăng 401 ha so với kỳ trước, tăng 325 ha so CKNT). Tập trung chủ yếu tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Gia Lai, ...

- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 2.561 ha (giảm 30 ha so với kỳ trước, tăng 139  ha so với CKNT). Tập trung tại Lâm Đồng.

1.9. Cây chè: Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 2.711 ha (giảm 473 ha so với kỳ trước, giảm 375 ha so với CKNT), phòng trừ 2.251 ha. Phân bố tại các tỉnh Lâm Đồng, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Gia Lai.

1.10. Cây sắn (mì): Bệnh khảm lá virus, diện tích nhiễm 33.304 ha (giảm 3.565 ha so với kỳ trước, tăng 10.583 ha so với CKNT), nhiễm nặng 5.448 ha.

Bệnh đang gây hại tại 14 tỉnh: Tây Ninh, Bình Phước (không báo cáo số liệu), Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, An Giang và Hà Tĩnh; Diện tích nhiễm bệnh tại Kon Tum đã được tiêu hủy.

1.11. Cây điều

- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 6.678 ha (tăng 85 ha so với kỳ trước, giảm 30.537 ha so với CKNT). Phân bố tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa -Vũng Tàu, Gia Lai, Lâm Đồng…

- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 9.230 ha (tăng 82 ha so với kỳ trước, giảm 11.431 ha so với CKNT), nhiễm nặng 335 ha. Phân bố tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa -Vũng Tàu, Gia Lai, Lâm Đồng…

- Sâu đục thân cành: Diện tích nhiễm 1.514 ha (giảm 305 ha so với kỳ trước, giảm 905 ha so với CKNT). Phân bố tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Gia Lai, Lâm Đồng…

1.12. Châu chấu tre trên cây lâm nghiệp

Châu chấu tre: Hại diện hẹp mật độ phổ biến 100-300 c/m2, cao 500-700 c/m2, cá biệt 2.000 - 5000 c/m2. Diện tích nhiễm 430,5 ha (Sơn La 212 ha, Điện Biên 108,5 ha, Quảng Ninh 110 ha), diện tích phòng trừ 25 ha. Diện tích nhiễm thấp hơn 129 ha so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

Tin khác