ĐU ĐỦ HOÀNG VÂN 07 - CHỈ SỢ HỎNG CÂN

ĐU ĐỦ HOÀNG VÂN 07 - CHỈ SỢ HỎNG CÂN

ĐU ĐỦ HOÀNG VÂN 07

ĐẶC TÍNH GIỐNG:

Cây sinh trưởng và chống chịu virus tốt, chịu được đất phèn nhẹ.
Chiều cao đóng trái thấp từ 0,3-0,5m
Dạng trái dài hình oval đứng. Trọng lượng khoảng 1,5-2kg/trái.
Thịt dày, có màu vàng cam.
Độ brix 13-15.
Mật độ gieo trồng: 2m x 2,5m (2000 cây/ha)
Thời gian thu hoạch: 6-6,5 tháng sau khi trồng cho thu hoạch lứa đầu tiên.


 

                                                                                                               QUY TRÌNH TRỒNG ĐU ĐỦ HOÀNG VÂN 07
 

  1. THỜI VỤ VÀ MẬT ĐỘ GIEO TRỒNG

    • Thời vụ:  Ở miền Nam, những nơi chủ động nguồn nước tưới có thể trồng quanh năm nhưng thích hợp nhất là đầu mùa mưa (tháng 4 - 5).

    • Ở miền Bắc, trồng vụ thu đông (tháng 9 - 1

    • Mật độ: cây cách cây 2m, hàng cách hàng 2,5m.              

  2. NGÂM Ủ VÀ GIEO HẠT

    • Ngâm hạt trong nước ấm (2 phần nước sôi pha với 3 phần nước lạnh) trong 10 - 12 tiếng đồng hồ và dùng tay xoa nhẹ hạt để hạt thấm nước tốt, sau đó vớt ra rửa sach nhớt.

    • Tiếp tục ngâm hạt trong dung dịch Atonik nồng độ 1 phần ngàn (1ml dung dịch Atonik pha với 1 lít nước) trong 20 - 30 phút để kích thích hạt nảy mầm tốt hơn, sau đó vớt hạt ra gieo vào bầu. Hoặc ủ hạt bằng khăn ẩm, ủ thành từng lớp mỏng, sau mỗi 24h đem hạt ra rửa lại bằng nước ấm. Khi thấy hạt nứt mầm thì đem gieo.

    • Bầu ươm cây con gồm có xơ dừa (đã xả hết chát) với tro trấu (đã xả hết mặn) và phân chuồng hoai mục với tỷ lệ 4 phần xơ dừa + 4 phần tro trấu + 2 phần phân chuồng hoai mục.

    • Gieo nông (1 cm), nên đặt bầu nơi có giàn che, nhiệt độ ổn định ít biến động để hạt nảy mầm tốt. Tưới nước vừa phải, không để quá khô hoặc quá ẩm.

    • Phun Validacin, Rovral, Carbendazim, Ridomil, Kasuran... để phòng ngừa bệnh chết cây con.

    • Khi cây đạt 13-15 cm (30-35 ngày sau gieo) thì tiến hành trồng xuống đất. Cần phun thuốc diệt côn trùng trước khi trồng cây.

  1. PHÂN BÓN (Lượng phân bón cho 1 gốc). kích thước hố trồng 50 x 50 cm, hố sâu 30 cm.

    • Bón lót

  • Phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ vi sinh: 2-4 kg

    • Bón thúc:

Ngày sau trồng

Urê (g)

Super lân (g)

KCL (g)

Phân hữu cơ (kg)

1 tháng

50

200

50

0

3-3,5 tháng (khi cây ra hoa)

80

250

100

3

6-6,5 tháng (khi cây bắt đầu thu hoạch)

80

250

100

5

Chú ý: bón phân đều cách nhau 1,5-2 tháng khi đã thu hoạch.

  1. CHĂM SÓC

- Dọn sạch tàn dư cây trồng trên ruộng trước khi cày đất. Mùa mưa cần thoát nước để hạn chế thối trái. Làm đất, cày bừa kỹ và bón vôi trước khi cày (10-15 ngày, 100 – 150 kg/1000 m2). loại bỏ lá chân (những lá già, sâu bệnh khi cây đã lớn) giữ cho bộ lá luôn khỏe, xanh tốt, làm cỏ kịp thời.

- Có thể áp dụng biện pháp trồng nghiêng cây theo hướng mặt trời để cho cây đu đủ ra trái thấp. Trồng nghiêng sát mặt đất. Sau trồng 20 ngày tiến hành ghim cây không cho cây đứng (ép cây từ nhỏ). Sau trồng 35-40 ngày dung 1 cọc tre đóng và cột dây níu cây đu đủ xuống thấp.

- Khi đu đủ  bắt đầu có hoa đối với những nhà vườn không muốn để lại trái cây hoa cái thì có thể tiến hành chọn và chặt bỏ cây thời điểm này.

Khi áp dụng biện pháp níu cây, thì đu đủ tầm 30cm có trái.

  1. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNHDùng thuốc đúng, liều lượng thích hợp và kịp thời.”

Phòng trừ sâu, rầy gây hại:

- Các loại bọ trĩ, rầy mềm, bọ phấn trắng, rầy xanh... hại thân lá, ngọn và quả non, làm cây phát triển kém, giảm chất lượng trái, đồng thời là môi giới truyền bệnh virus. Sử dụng các loại thuốc Confidor, Trebon, Thianmectin, Radian…

- Rệp sáp: Rất phổ biến trên đu đủ. Nên tạo thông thoáng trong vườn, tiêu hủy lá già. Khi mật số rệp cao, bồ hóng nhiều có thể phun nước mạnh để rửa trôi. Sau đó dùng thuốc trừ sâu như: Applaud, Butal, Bassa, Regent, Confidor, Movento 150…

Lưu ý, khi sử dụng thuốc nên phun kèm theo chất bám dính vì quần thể rệp sáp có lớp sáp trắng dầy phủ kín. . Đảm bảo tiêu diệt nguồn rệp non, rệp di chuyển và ẩn náo trên cây ký chủ khác. Phun ướt luôn phần gốc cây.
 

Phòng trừ bệnh :

    • Bệnh chết rạp: Validacin, Rovral, Carbendazim, Ridomil, Kasuran…

    • Bệnhthán thư :Antracol, Amistar  …,…..

    • Bệnh phấn trắng: Score, Daconil, Topsin, Mancozeb.….

    • Bệnh virus (bệnh khảm, đầu lân, từ bi…): quản lý côn trùng mô giới truyền bệnh.

Quy trình chỉ mang tính chất tham khảo

 

Tin khác